Bản kẽm trong in offset là gì? Và nó ứng dụng như thế nào? Chắc hẳn đây là câu hỏi mà nhiều khách hàng thắc mắc khi được tư vấn in tag mác, túi hộp. Bài viết này ACCA sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản kẽm trong in offset và ứng dụng của nó trong in ấn nhé.
Bản kẽm trong in offset là gì?
Bản kẽm sử dụng trong in offset là 1 tấm kẽm đặc biệt, được phủ lớp diazo – lớp nhạy sáng có màu xanh, hay bạn có thể gọi bản kẽm là khuôn in cho dễ hiểu hơn. Kẽm sẽ được lắp vào máy in offset sau khi qua giai đoạn chụp và lên phần tử in (đã được phủ lớp thuốc), phần không in không có lớp thuốc (kẽm, nhôm).
Bản kẽm có mấy loại?
Hiện nay trong in offset có 2 loại chính sau:
- Bản kẽm in offset ướt: sẽ bao gồm 2 phần, các phần tử không in sẽ có tính ưa nước để hút nước trong mực in và phần tử in sẽ kỵ nước, chỉ ưa mực.
- Bản kẽm in offset khô: loại bản kẽm này thường ít được sử dụng, bản loại khô này không dùng nước. Loại bản này cũng gồm 2 phần tử, phần không in là lớp silicon kỵ mực và phần tử in là lớp photopolymer ưa mực.
Ứng dụng của bản kẽm trong in offset
Bản kẽm chủ yếu được sử dụng trong in offset, chúng được ứng dụng cụ thể như sau:
Thiết kế và ra phim
Để in offset, đầu tiên cần phải thiết kế và ra phim, đây là bước đầu tiên trong quy trình in. Bạn có thể tạo bản thiết kế bằng các phần mềm chuyên dụng như Corel,… sau đó cho ra phim, thông thường các đơn vị in sẽ hỗ trợ thiết kế miễn phí cho khách hàng. Nếu sản phẩm in cần nhiều màu thì mỗi màu sẽ tương ứng với một tấm kẽm khác nhau.
Phơi bản kẽm
Video máy ra kẽm
Thợ phim sẽ cho phim chụp lên tấm kẽm. Đưa tấm kẽm, bao gồm cả phim lên máy chụp. Ánh sáng từ bàn chụp sẽ chiếu qua những vùng không phải là phần tử in của lớp phim. Sau đó tấm kẽm được cho lên hiện bản bằng hóa chất, các phần tử không tiếp xúc với ánh sáng ở bước chiếu sáng sẽ không bị ăn mòn và ngược lại. Sau cùng là những phần tử in sẽ còn lại trên tấm kẽm.
Lắp kẽm in lên máy in offset
Sau khi có bản in, người thợ sẽ tiến hành lắp lên máy in offset. Thợ in cần phải chỉnh sao cho phù hợp nhất với hoạt động của máy in để tránh trường hợp sản phẩm in ra bị lỗi hoặc sai lệch.
Video thợ lắp bản kẽm lên máy in và lau lại kẽm trước khi in hàng loạt
Bản kẽm có quyết định giá thành in không?
Bản kẽm quan trọng trong in, vậy nó có ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm hay không? Xin trả lời là có. Cùng với các yếu tố như mực in, nhân công, giấy in,… thì kẽm in cũng là yếu tố quyết định đến giá thành in. Chi phí sản xuất bản kẽm là cố định, mỗi bản kẽm sẽ tương ứng với 1 màu duy nhất vì vậy tùy vào thiết kế và hệ màu bạn sử dụng thì sẽ tương ứng với số kẽm in cho mỗi lần in.
Nếu thiết kế của bạn nhiều màu, sử dụng nhiều bản kẽm thì giá thành cũng sẽ tăng lên. Vì vậy để tối ưu chi phí thì bạn nên giảm số lượng màu khi thiết kế hoặc in với số lượng nhiều để giảm chi phí. Lưu ý bản kẽm chỉ sử dụng để in được trong một lần in, sau khi in xong, xuống kẽm thì sẽ không sử dụng lại được. Do tiếp xúc với không khí màu sẽ bị bay đi sẽ không đảm bảo được thông số màu như trong thiết kế khi in.
Kích thước bản kẽm cũng ảnh hưởng đến chi phí. Do khác nhau về hệ thống máy in nên bản kẽm sẽ được tạo theo máy, với bản kẽm có kích thước càng nhỏ thì càng rẻ, ngược lại bản kẽm lớn sẽ tốn nhiều chi phí hơn.
Như vậy, bạn có thể hiểu một cách đơn giản là bản kẽm trong in offset cũng giống như khuôn in. Hiện tại thì một số đơn vị đã sử dụng nhôm để thay thế kẽm trong việc làm khuôn in, tuy nhiên chúng vẫn được gọi là với cái tên nguyên bản. Chất liệu làm kẽm khi in cũng có thể ảnh hưởng đến chi phí in ấn, tuy nhiên cũng không phải là quá nhiều. Nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn về dịch vụ in ấn thì có thể liên hệ với ACCA để có nhân viên hỗ trợ ngay.
……………………………………..
ACCA – ĐỐI TÁC TIN CẬY CỦA NGÀNH MAY!
Hotline 24/7: 0968.477.073 (Có zalo)
Fanpage: Phụ liệu may mặc – ACCA
Website: label247.vn
Địa chỉ: 20/205 Lương Thế Vinh – Thanh Xuân – Hà Nội
Chúc bạn quý khách hàng có được sản phẩm ưng ý nhất!