IN NHÃN MÁC IN NHÃN MÁC
0968 477 073
Ban da dung nhan ep chuyen nhiet dung cach chua

Nhãn ép chuyển nhiệt là loại nhãn in đã quá quen thuộc đối với những đơn vị gia công sản xuất quần áo may mặc, thời trang, đồ thể thao. Nhưng để sử dụng nhãn ép chuyển nhiệt đúng cách thì không phải ai cũng biết. Và bạn đã thực sự dùng đúng cách hay chưa?

Cùng theo dõi bài viết này để xem bạn đã dùng đúng hay đang dùng sai ở chỗ nào để tránh những lỗi không mong muốn khi dùng sai nhé.

Thế nào là nhãn ép chuyển nhiệt

Su dung nhan ep chuyen nhiet dung cach

Nhãn ép chuyển nhiệt

 

Lot nhan ep nhiet

Bóc lớp màng ép nhiệt

Nhãn ép chuyển nhiệt quần áo (tiếng Anh gọi là Heat Transfer Label) là 1 loại hình in được sử dụng bằng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay trên thị trường. Công nghệ này có ưu điểm nổi bật là chuyển tất cả nội dung hình in sang quần áo một cách nhanh chóng, dễ dàng thông qua nhiệt độ. Đây là phương pháp tối ưu nhất, không cần phải mang sản phẩm đi nơi khác in trực tiếp lên. Đặc biệt hình in vẫn đảm bảo được độ sắc nét chi tiết, màu sắc tươi đẹp, độ bám và độ đàn hồi rất cao.

Những lỗi sai khi sử dụng nhãn ép nhiệt

Nhan ep chuyen nhiet

Nhãn ép nhiệt cao thành sau khi đã ép lên áo

 

 

Rất nhiều trường hợp đáng tiếc do sử dụng nhãn ép nhiệt không đúng cách. Làm hư hỏng sản phẩm, ảnh hưởng đến tiến độ, kế hoạch sản xuất bị chậm trễ. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến những tình trạng trên? Dưới đây là một số trường hợp rất phổ biến, mà hầu như mọi người đều gặp qua:

Chưa đủ nhiệt độ
Nhan ep chuyen nhiet

Nhãn ép chưa đủ nhiệt độ dẫn đến bong tróc

Nhiệt độ được nhà cung cấp khuyến cáo từ 150 – 170 độ. Đây là mức nhiệt độ tiêu chuẩn đảm bảo keo có thể tan hoàn toàn và bám vào sản phẩm. Nếu nhiệt độ thấp hơn, dẫn đến hiện trạng keo chỉ tan được 1 phần. Không thể bám hoàn toàn vào sản phẩm, gây nên tình trạng bong tróc sau khi vừa ép xong hoặc nứt, gãy hình in sau vài lần giặt.

Lực ép quá nhẹ
Luc ep nhe

Lực ép nhẹ keo chưa bám sau vào vải dễ bị bong tróc

Trường hợp này rất phổ biến đối với các bạn mới mua máy ép, chưa thiết lập lực ép đúng cách. Hoặc máy ép nhiệt sử dụng 1 thời gian lâu, mâm ép sẽ bị hở do tác động đóng mở nhiều trong quá trình sử dụng (chúng ta nên thường xuyên kiểm tra độ khít của mâm nhiệt). Khi mâm nhiệt không đủ lực ép (2 mâm không được ép chặt, bị hở) sẽ làm lớp keo không thấm sâu vào sới vải hay chỉ nằm trên bề mặt lớp vải. Hình in sẽ dễ dàng bị nứt gãy khi có tác động ngoại lực hoặc bong tróc ngay sau vài lần giặt ban đầu.

Thời gian ép ngắn
tem ep bi bong troc

Nhãn ép thời gian ngắn dễ bị bong tróc khi giăt lần đầu

Rất nhiều đơn vị gặp phải trường hợp này (phổ biến là các đơn vị gia công ép quần áo).Một số bạn điều chỉnh nhiệt độ cao hơn mức khuyến cáo, để giảm thời gian ép xuống. Đây là 1 quan điểm cực kỳ sai lầm. Các bạn nên nhớ, ngoài mức nhiệt độ để keo tan thì vẫn cần 1 khoảng thời gian nhất định để keo sau khi tan, mới có thể bám vào sới vải. Nếu thời gian quá ngắn, keo chưa kịp bám hết vào sản phẩm. Khi giặt sẽ bị bong tróc ngay.

Vùng ép chưa đủ nhiệt độ

Không phải toàn bộ mâm ép đều có nhiệt độ ổn định hết nhé các bạn. Những vị trí nhiệt độ luôn thấp hơn so với nhiệt độ thiết lập trên máy ép là vùng rìa mâm ép. Khuyến cáo: Các bạn nên ép sản phẩm ở vùng trung tâm (đây là vùng nhiệt độ ổn định nhất).

Nhan ep nhiet bi loi

Ngoài ra, còn có những trường hợp nhiệt độ thực tế không đảm bảo so với nhiệt độ đã thiết lập trên máy ép, nguyên nhân do:
• Máy ép chất lượng kém.
• Máy ép sử dụng 1 thời gian lâu, bộ phận điều chỉnh nhiệt độ không còn chính xác như thời gian ban đầu. Chúng ta nên kiểm tra , bảo trì máy ép định kỳ sau 1 thời gian sử dụng để đảm bảo máy ép hoạt động tốt, ổn định trong sản xuất.

Cùng lúc ép nhiều sản phẩm
Cung luc ep nhieu san pham

Cùng lúc ép nhiều sản phẩm

Máy ép được sản xuất ra chỉ để ép 1 sản phẩm/ lần. Rất nhiều trường hợp người dùng ép cùng lúc nhiều sản phẩm, hoặc chồng nhiều lớp vải lên nhau để ép chung. Điều này hiển nhiên sẽ làm cho các lớp vải bên dưới không đủ nhiệt độ (do những lớp vải phía trên đã hạn chế, ngăn lượng nhiệt truyền xuống). Hậu quả là không đủ nhiệt độ làm keo tan, sản phẩm hư hỏng, bong tróc.

Nhan in bi bong troc

Nhãn ép bị bong tróc

Ép trên thành phẩm chưa đúng

Ép nhãn in trên thành phẩm không giống với bán thành phẩm đâu nhé mọi người. Nếu các bạn ép nhãn in trên thành phẩm, nên lưu ý rằng: Cần phải kê thêm miếng silicon dưới vùng ép.Nhằm tránh tình trạng bị cấn: nút áo, nút quần, túi áo, dây kéo, mép áo, mép quần, lưng quần, …Vì cấn những vị trí trên sẽ làm mâm ép không thể đóng chặt, nhiệt độ không đủ và lực ép không đảm bảo.

Sử dụng nhãn ép chuyển nhiệt cao thành sai cách

In nhan cao thanh sai cach

Do đặc tính dộ dày của nhãn ép nhiệt cao thành in cao, nên các bạn không thể ép nhãn như cách thông thường. Nếu ép nhãn cao thành như bình thường sẽ gây nên tình trạng:

  • Nhiệt độ không thể xuyên qua lớp mực in dày dẫn đến keo không tan được.
  • Lớp mực dày sẽ cản trở nhiệt độ truyền xuống và bị đẩy ngược lại, sẽ làm xuất hiện hiện tượng nổ rộp hình in như dưới đây:

Cách dùng nhãn ép chuyển nhiệt đúng cách

Su dung nhan ep nhiet dung cach

Sử dụng nhãn ép nhiệt đúng cách

Đối với nhãn ép nhiệt thông thường
Su dung nhan ep nhiet dung cach

Mác ép chuyển nhiệt thông thường

 

In nhan ep nhiet dung cach

Sau khi để nguội, bóc lớp màng tem nhiệt

Để sử dụng mác ép nhiệt đúng cách và mang lại hiệu quả sản xuất cao. Chúng ta cần:

  1. Điều chỉnh lực ép của mâm máy ép vừa phải. Không để nhẹ quá (sẽ không đủ lực ép) và cũng không nên để chặt (gây khó khăn khi mở mâm ép).
  2. Cấu hình máy ép nhiệt với các thông số như sau:
  • Đối với nhãn ép nhiệt thông thường: Nhiệt độ: 150 – 170; Thời gian: 10 – 12 giây
  •  Đối với nhãn ép nhiệt lột nóng: Nhiệt độ: 150 – 170; Thời gian: 2 – 3 giây

3. Đợi máy ép hiển thị đúng nhiệt độ đã chọn, sau đó chuẩn bị các nguyên liệu: sản phẩm cần ép và nhãn ép nhiệt.
4. Đặt sản phẩm cần ép (quần áo, vải, …) vào vị trí trung tâm giữa mâm máy ép nhiệt. Nên đặt thêm 1 miếng silicon ở dưới khi các bạn ép nhãn in trên thành phẩm.
5. Xác định vị trí cần ép. Nếu bề mặt vải bị nhăn chúng ta nên ép tầm 1-2 giây để vải phẳng, góp phần nâng cao độ bám của nhãn mác và tăng tính thẩm mỹ của hình in.
6. Đặt nhãn ép nhiệt lên vị trí cần ép.
7. Kéo tay cầm máy ép nhiệt xuống.
8. Khi thời gian hiển thị trên máy ép trở về số “0”, chúng ta mở tay cầm lên.
9. Đợi nhãn ép chuyển nguội tí rồi chúng ta xé lớp màng in trong suốt ra (Đối với nhãn ép nhiệt lột nóng, các bạn có thể lột ra ngay sau khi mở mâm máy ép lên).
10. Hình in đã chuyển sang sản phẩm chúng ta cần ép.

Video hướng dẫn sửa dụng nhãn ép chuyển nhiệt thông thường:

Đối với nhãn ép chuyển nhiệt cao thành
Nhan ep nhiet cao thanh

In mác nhãn ép chuyển nhiệt cao thành dùng đúng cách

Đối với nhãn ép chuyển nhiệt cao thành chúng ta phải ép ngược. Cách ép như sau:

  1. Đầu tiên, chúng ta vẫn cài đặt thông số máy ép nhiệt theo tiêu chuẩn:
    – Thời gian: 10 – 12 giây
    – Nhiệt độ: 150 – 170
  2. Đợi máy ép hiển thị đủ nhiệt độ.
  3. Đặt vải vào vùng vị trí trung tâm mâm nhiệt của máy ép.
  4. Đưa nhãn ép nhiệt in cao lên vị trí cần ép trên vải.
  5. Bắt đầu ép nhãn tầm 2-3 giây để keo tan 1 phần, bám vào vải.
  6. Sau đó, chúng ta lật ngược vải lại (để mâm nhiệt tiếp xúc phần keo trên tem in cao).
  7. Tiếp tục ép với thời gian 10 giây.
  8. Đợi nhãn nguội tí rồi ta xé tấm phim in PET ra.
  9. Thông tin trên tấm phim in đã chuyển qua sản phẩm cần ép hoàn toàn.

Video hướng dẫn ép nhãn chuyển nhiệt cao thành:

 

Với những chia sẻ ở trên, bạn thấy mình đã dùng nhãn ép chuyển nhiệt đúng cách chưa? Hy vọng những chia sẻ trên của ACCA sẽ giúp được các bạn yên tâm và tự tin sử dụng nhãn ép chuyển nhiệt đúng cách, mang lại hiệu quả sản xuất cao.

Bạn quan tâm đến tem chuyển nhiệt, vui lòng liên hệ với ACCA qua thông tin dưới đây nha.

Chúc bạn có được bộ nhãn mác ưng ý nhất!

…………………………………………………………………………

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI ACCA

Hotline 24/7: 0865.628.569 (Có zalo)

Fanpage: Phụ liệu may mặc – ACCA

Email: acca.htk@gmail.com

Địa chỉ: 20/205 Lương Thế Vinh – Thanh Xuân – Hà Nội

ACCA – ĐỐI TÁC TIN CẬY CỦA NGÀNH MAY!